Đội Việt Nam gây ấn tượng trong đêm pháo hoa quốc tế
Những thủ pháp biến tấu cùng kỹ thuật đảo ảnh đẹp mắt của đội chủ nhà Việt Nam đã làm nức lòng hàng trăm người xem tại đêm thi đầu tiên Festival Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, tối 29/4. Tham dự giải với tư cách chủ nhà, đêm qua, màn trình diễn của đội Đà Nẵng (Việt Nam) được coi là mãn nhãn nhất trong số 3 quốc gia đầu tiên khai màn. Mang đến ngày hội một kịch bản văn học với chủ đề lung linh sông Hàn, chia các tiết mục bắn làm bốn phần. Phần một “Lung linh biển rộng”, phần hai “Bóng dáng những công trình”, phần ba “Chân dung con người Đà Nẵng” và phần cuối quan trọng nhất “Lung linh sông Hàn”, Việt Nam có ưu thế hơn so với Anh và Hàn Quốc tối qua. Xuyên suốt cả 4 phần thi, màn pháo hoa của đội Việt Nam chủ yếu mô tả về phong cảnh thiên nhiên của đất nước, vẻ đẹp biển rộng, núi cao, những công trình cao tầng đang ngày càng mọc lên, nhiều cây cầu mới bắc qua sông… Và niềm hạnh phúc, tình yêu, lòng tự hào của người dân thành phố Đà Nẵng.
Âm nhạc mang hình thức khí nhạc, thể hiện một không gian hoành tráng, uy nghi. Đội chủ nhà sử dụng thủ pháp biến tấu cùng kỹ thuật đảo ảnh, âm sắc nhạc cụ đuổi nhau. Tiếng còi tàu, tiếng máy, tiếng của nhịp sống sôi động xen kẽ cùng tiếng trống, đàn ghi ta, âm sắc effect độc đáo tạo nên sự huyền ảo, mới lạ, lãng mạn…Thành công của đội Việt Nam cũng ít nhiều nhờ yếu tố kinh nghiệm bởi đây là lần thứ 4 đội tham gia festival pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng. Cuộc thi lần này còn có sự góp mặt của 4 quốc gia khác gồm Anh, Hàn Quốc, Ý, Trung Quốc, trong đó đáng chú ý là đội pháo hoa Trung Quốc, từng tham dự tại cuộc thi này năm 2009 sau đó giành giải nhất. Cường quốc pháo hoa này cũng góp mặt năm nay, là đội trình diễn cuối cùng vào đêm nay và hứa hẹn là một ứng cử viên sáng giá. Cuộc thi trùng vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, do đó trung tâm Đà Nẵng chiều tối 29/4 đón tiếp một lượng du khách khổng lồ. Các quán xá đông nghẹt, nhà nghỉ, khách sạn “cháy” phòng tăng giá gấp 3 đến 4 lần bình thường. 13h chiều cửa ngõ thành phố từ hướng hầm Hải Vân, nơi tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế tắc nghẽn nhiều giờ. Bên trong nội đô và đặc biệt hai bên bờ sông Hàn, nơi diễn ra cuộc thi đường xá đông đúc, xe đi lại bị cấm đường ngay từ 17h chiều để đảm bảo giao thông.
Thời tiết thành phố miền Trung chiều và tối khá mát mẻ, thuận lợi cho hàng trăm nghìn du khách thưởng ngoạn. Ngay từ 18h, người dân và du khách đã sớm rục rịch tìm đến trải nylon, bạt chiếm chỗ. Các dịch vụ ven sông như cho thuê ghế với giá 20.000 đồng, 50.000 đồng một người để được lên các con thuyền nhỏ cách đó chừng 1 km lênh đênh xem. Ba khán đài chính với hơn 50.000 chỗ ngồi cũng chật cứng khán giả trước giờ khai mạc.
20h40 đội Julibee Fireworks đến từ nước Anh chính thức khai màn những quả pháo đầu tiên. Với chủ đề Lung linh sông Hàn, kịch bản trình diễn của đội Anh đi theo lịch sử dòng sông Hàn, phản ánh các thời khắc phát triển chính, từ thượng nguồn của dòng sông ở tỉnh Quảng Nam cho đến khi đổ ra biển Đông tại Đà Nẵng.
Trong suốt 20 phút, khán giả được phiêu lưu vào một chuyến hành trình đầy cảm xúc, từ sự thanh bình đến gào thét dữ dội của dòng sông. Các ca khúc được đội Anh sử dụng kèm theo những màn pháo hoa gồm Age of Discovery, Rolling on a River, The Flood, Final Battle… Với Age of Discovery, màn trình diễn cũng thể hiện tất cả các con sông đều khởi nguồn từ xa xưa và khẳng định nước là thành phần không thể thiếu trên trái đất. Những ánh sáng trắng nhấp nháy theo nhịp cùng với hiệu ứng thác nước tinh tế gợi cho người xem cảm giác hùng vĩ, oai nghiêm, huy hoàng của tạo hoá khi nguồn cội của dòng sông được hình thành từ những năng lượng phi thường đã tạo nên trái đất.
Sự tương tác và ảnh hưởng của sông Hàn đến cuộc sống của con người dọc bờ sông được miêu tả sinh động bằng các hiệu ứng pháo hoa rực rỡ và ấn tượng, nổ lách tách (crackles), hiệu ứng cây cọ (palms) và crossettes… Ban đầu là khúc dạo đầu êm ả, bản nhạc Moving Mountain tăng dần cường độ, âm lượng nhằm thể hiện sức mạnh vĩ đại của dòng sông hùng vĩ đang cuộn trào. Xen kẽ là hiệu ứng kim tuyến (brocade) và kamuro với những lớp nước khổng lồ.
Ngoài ra màn trình diễn của đội Anh còn xuất hiện những hình ảnh sao chổi pháo hoa bắn liên tiếp kết hợp cùng hiệu ứng nước và đàn bướm nhảy múa trên nền nhạc bài “Riverdance”. Kết thúc là một trận chiến hiệu ứng vỏ sò (shells) tung hoành trên bầu trời cùng bản nhạc “Final Battle” đầy ngoạn mục. Tuy nhiên, phần lớn thời gian pháo đội Anh hơi rời rạc, những người ngồi xa sân khấu chính không thể hiểu được kịch bản vì yếu tố âm nhạc kết hợp với pháo chỉ phục vụ những khán giả ngồi ở khán đài chính thưởng thức.
Pháo hoa của Hàn Quốc tỏ ra nhỉnh hơn khi là đội thứ hai trình diễn tiết mục “Sông Hàn và những thách thức”. Đội pháo xứ Kim Chi cũng kết hợp giữa âm thanh và ánh sáng để cùng một lúc tôn vinh cả hai nền nhạc truyền thống và hiện đại.
Cũng là mô tả lịch sử của dòng sông Hàn nhưng yếu tố chính khiến khán giả mãn nhãn là các hiệu ứng pháo hoa nghệ thuật đỉnh cao. Từ hình ảnh những cánh chim lửa, hơi thở, nhịp đập của dòng sông đầy màu sắc tới niềm hân hoan đều được kịch bản thiết kế một cách hoàn hảo. Thỉnh thoảng, người xem còn nhìn rõ những hình chữ cái tiếng Hàn hay các ngôi sao, trái tim…
Tuy vậy, nhiều khán giả tỏ rõ sự yêu thích những màn pháo hoa của chủ nhà Việt Nam hơn. Họ nhiều lần phải ồ lên thảng thốt và reo hò. “Việt Nam bắn hay quá, lần này chắc nhất rồi”, một số người cùng buột miệng khen trong khi thưởng thức.
Ba màn trình diễn với 60 phút dường như chưa đủ no nê với nhiều người xem. Một số người dân háo hức hẹn hò sẽ tìm một vị trí đẹp hơn để thưởng ngoạn vào tối ngày hôm nay 30/4 với sự tham dự của hai đội còn lại, được coi là ứng viên hàng đầu Ý, Trung Quốc.
Âm nhạc mang hình thức khí nhạc, thể hiện một không gian hoành tráng, uy nghi. Đội chủ nhà sử dụng thủ pháp biến tấu cùng kỹ thuật đảo ảnh, âm sắc nhạc cụ đuổi nhau. Tiếng còi tàu, tiếng máy, tiếng của nhịp sống sôi động xen kẽ cùng tiếng trống, đàn ghi ta, âm sắc effect độc đáo tạo nên sự huyền ảo, mới lạ, lãng mạn…Thành công của đội Việt Nam cũng ít nhiều nhờ yếu tố kinh nghiệm bởi đây là lần thứ 4 đội tham gia festival pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng. Cuộc thi lần này còn có sự góp mặt của 4 quốc gia khác gồm Anh, Hàn Quốc, Ý, Trung Quốc, trong đó đáng chú ý là đội pháo hoa Trung Quốc, từng tham dự tại cuộc thi này năm 2009 sau đó giành giải nhất. Cường quốc pháo hoa này cũng góp mặt năm nay, là đội trình diễn cuối cùng vào đêm nay và hứa hẹn là một ứng cử viên sáng giá. Cuộc thi trùng vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, do đó trung tâm Đà Nẵng chiều tối 29/4 đón tiếp một lượng du khách khổng lồ. Các quán xá đông nghẹt, nhà nghỉ, khách sạn “cháy” phòng tăng giá gấp 3 đến 4 lần bình thường. 13h chiều cửa ngõ thành phố từ hướng hầm Hải Vân, nơi tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế tắc nghẽn nhiều giờ. Bên trong nội đô và đặc biệt hai bên bờ sông Hàn, nơi diễn ra cuộc thi đường xá đông đúc, xe đi lại bị cấm đường ngay từ 17h chiều để đảm bảo giao thông.
Thời tiết thành phố miền Trung chiều và tối khá mát mẻ, thuận lợi cho hàng trăm nghìn du khách thưởng ngoạn. Ngay từ 18h, người dân và du khách đã sớm rục rịch tìm đến trải nylon, bạt chiếm chỗ. Các dịch vụ ven sông như cho thuê ghế với giá 20.000 đồng, 50.000 đồng một người để được lên các con thuyền nhỏ cách đó chừng 1 km lênh đênh xem. Ba khán đài chính với hơn 50.000 chỗ ngồi cũng chật cứng khán giả trước giờ khai mạc.
20h40 đội Julibee Fireworks đến từ nước Anh chính thức khai màn những quả pháo đầu tiên. Với chủ đề Lung linh sông Hàn, kịch bản trình diễn của đội Anh đi theo lịch sử dòng sông Hàn, phản ánh các thời khắc phát triển chính, từ thượng nguồn của dòng sông ở tỉnh Quảng Nam cho đến khi đổ ra biển Đông tại Đà Nẵng.
Trong suốt 20 phút, khán giả được phiêu lưu vào một chuyến hành trình đầy cảm xúc, từ sự thanh bình đến gào thét dữ dội của dòng sông. Các ca khúc được đội Anh sử dụng kèm theo những màn pháo hoa gồm Age of Discovery, Rolling on a River, The Flood, Final Battle… Với Age of Discovery, màn trình diễn cũng thể hiện tất cả các con sông đều khởi nguồn từ xa xưa và khẳng định nước là thành phần không thể thiếu trên trái đất. Những ánh sáng trắng nhấp nháy theo nhịp cùng với hiệu ứng thác nước tinh tế gợi cho người xem cảm giác hùng vĩ, oai nghiêm, huy hoàng của tạo hoá khi nguồn cội của dòng sông được hình thành từ những năng lượng phi thường đã tạo nên trái đất.
Sự tương tác và ảnh hưởng của sông Hàn đến cuộc sống của con người dọc bờ sông được miêu tả sinh động bằng các hiệu ứng pháo hoa rực rỡ và ấn tượng, nổ lách tách (crackles), hiệu ứng cây cọ (palms) và crossettes… Ban đầu là khúc dạo đầu êm ả, bản nhạc Moving Mountain tăng dần cường độ, âm lượng nhằm thể hiện sức mạnh vĩ đại của dòng sông hùng vĩ đang cuộn trào. Xen kẽ là hiệu ứng kim tuyến (brocade) và kamuro với những lớp nước khổng lồ.
Xem pháo hoa từ trên thuyền với giá 50.000 đồng một người |
Pháo hoa của Hàn Quốc tỏ ra nhỉnh hơn khi là đội thứ hai trình diễn tiết mục “Sông Hàn và những thách thức”. Đội pháo xứ Kim Chi cũng kết hợp giữa âm thanh và ánh sáng để cùng một lúc tôn vinh cả hai nền nhạc truyền thống và hiện đại.
Cũng là mô tả lịch sử của dòng sông Hàn nhưng yếu tố chính khiến khán giả mãn nhãn là các hiệu ứng pháo hoa nghệ thuật đỉnh cao. Từ hình ảnh những cánh chim lửa, hơi thở, nhịp đập của dòng sông đầy màu sắc tới niềm hân hoan đều được kịch bản thiết kế một cách hoàn hảo. Thỉnh thoảng, người xem còn nhìn rõ những hình chữ cái tiếng Hàn hay các ngôi sao, trái tim…
Tuy vậy, nhiều khán giả tỏ rõ sự yêu thích những màn pháo hoa của chủ nhà Việt Nam hơn. Họ nhiều lần phải ồ lên thảng thốt và reo hò. “Việt Nam bắn hay quá, lần này chắc nhất rồi”, một số người cùng buột miệng khen trong khi thưởng thức.
Ba màn trình diễn với 60 phút dường như chưa đủ no nê với nhiều người xem. Một số người dân háo hức hẹn hò sẽ tìm một vị trí đẹp hơn để thưởng ngoạn vào tối ngày hôm nay 30/4 với sự tham dự của hai đội còn lại, được coi là ứng viên hàng đầu Ý, Trung Quốc.
Nhận xét
Đăng nhận xét